1. Biker cấp 4

    Vào cua khi ở tốc độ cao

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 7 Tháng mười một 2013.

    Em Viết thêm 1 series cho bài Ôm cua ôm ghẹ vì đây là kỹ thuật tối quan trọng. Theo em, cảm giác sung sướng nhất khi ngồi trên một chiếc Motor đó chính là lúc cua. Chấm hết!

    Trước khi đi vào kỹ thuật, Vấn đề đầu tiên chúng ta phải bàn tới, đó là vấn đề Tâm Lý.

    Tâm lý rất quan trọng khi đi motor, vì ngoài yếu tố sức khỏe thể hình, tâm lý quyết định : Ta có thể đi nhanh được đến đâu, có thể ôm cua với tốc độ , góc nghiêng lớn đến đâu!

    Vao cua khi o toc do cao
    Kỹ thuật khi vào cua.

    Đối với rất nhiều tay lái motor, ôm cua là một đặc ân Chúa dành riêng cho biker. Đối một số, phải cua là một cực hình! Đối với số chỉ đi uống cafe ko đi xa bao giờ thì "Cua là gì? Có ăn được ko?" ! Điều này sẽ dẫn tới việc nhóm người thứ nhất luôn thích đi đường ngoằn nghèo, luôn tìm kiếm cách để cua "phê" nhất. Còn nhóm thứ hai sẽ tìm cách để có thể cua một cách "an toàn" nhất. Nhóm thứ 3 không bao giờ đọc cái bài viết nhảm nhí này.

    Vao cua khi o toc do cao - 2

    Vao cua khi o toc do cao - 3
    Ôm cua tốt là khả năng quan trong cần phải co của các tay đua.

    Nói tóm lại, đã ngồi lên Mô tô là ta sẽ phải cua, còn cua nhanh hay chậm, ngả nhiều hay ngả ít thì còn tùy. Bài viết này sẽ ko thiên về nhóm nào cả, mà sẽ cân đối giữa cái "phê" và cái "an toàn" dựa trên đánh giá chủ quan của người viết bài ( timnigger).

    Và để minh họa cho sự chủ quan đó, Timnigger xin đưa ra nhận định dựa trên kinh nghiệm bản thân về vấn đề Tâm Lý khi cua: " Cùng ( hoặc tương đương ) loại xe + tình trạng xe, cùng ( hoặc tương đương) thể hình và tay lái người lái , biker vào cua với Tâm Lý Vững và Niềm Tin Lớn luôn ôm cua tốt và an toàn hơn biker có tâm lý ko vững, dễ chùn bước".​

    Vao cua khi o toc do cao - 4
    Nói chung, người lái muốn có tâm lý tốt phải theo "Quy tắc Ba Ba" ( số 3 và số 3 chứ ko phải cái con ăn ngon ngon bổ bổ trông giống con rùa đâu ạ )
    Đó là việc phải xác định 3 điều để có Tâm lý vững:

    Thứ nhất xác định Cua là xe phải nghiêng, nghiêng là bình thường, ta ko có gì phải sợ. Sợ nghiêng thì nên đi Oto.

    Thứ hai xác định Cua là tiết diện lốp "ăn" với đường sẽ nhỏ, xe bị vặn do tác động của nhiều lực nên sẽ cảm giác mất cân bằng so với đi thẳng, cái này cũng là bình thường, ta ko có gì phải sợ! Thích vững thì nên đi tàu hỏa.

    Vao cua khi o toc do cao - 5
    Lốp xe có thể bị bào mòn nhiều khi vào cua.

    Thứ ba xác định Gặp mặt đường ko ngon thì đít có thể hơi vẩy, những ta cũng chưa chết ngay được, nên cũng đừng vội sợ! Sợ trượt lốp thì nên đi máy bay.

    Đó là phải có niềm tin vào 3 thứ để có Niềm Tin Lớn:
    Thứ nhất là Tin vào bản thân mình , tin vào tay lái, tin vào những giờ đổ mổ hôi đổ máu trên sân tập motor là ko vô ích. Tin vào quan sát, đánh giá của mình.

    Thứ hai là Tin vào xe của mình. Tin vào bộ thụt mình đã cân chỉnh hì hục cho cân, chuẩn xác. Tin vào đôi lốp "thân thương" mình đã tốn xxx USD đầu tư, tin rằng nó sẽ bám đường tốt.

    Thứ ba là Tin vào .... Chúa! :D ( Hey man, sống chết nhiều lúc cũng chỉ cách nhau 1 chút may mắn, nhưng cũng chả có ai dựa vào may mắn để sống mãi cả ;) )

    Do đó , những ai không bao giờ tập cua, không bao giờ đầu tư cho lốp lát, không bao giờ chịu để ý căn chỉnh bộ thụt sẽ KHÔNG bao giờ đạt được tâm lý tốt khi ôm cua. Vì khi ôm cua, những người này sẽ luôn bị phân tâm bởi 3 thứ:

    1/ Không biết xe mình nghiêng được đến tầm bao nhiêu? Không biết nghiêng thế này đã hết lốp chưa?
    2/ Không biết tay, chân, đùi, cẳng, đầu, mông của mình có đang ở đúng vị trí tư thế để cua ko?
    3/ Không biết xe cứ vênh vênh là do gì? Do lốp, cổ xe, hay do thụt không chuẩn?

    Điều đó dễ dẫn đến ôm cua không chuẩn, hay lố đà, trượt lốp ..v..v Mà khi đã hay lố đà , trượt lốp ( hoặc năng hơn là I swear) thì sẽ mất tự tin vào bản thân, vào xe của mình. Và lại tiếp tục dẫn đến cua ko chuẩn, lố đà, trượt lốp.... Vòng bi ai lại bắt đầu từ đầu, amen!...

    Vao cua khi o toc do cao - 6

    Vao cua khi o toc do cao - 7
    Ôm cua không đúng bạn có thể bị nguy hiểm.

    Để có Niềm tin lớn, không có cách nào khác hơn là:

    1/ Người lái phải luyện tập để: có cảm giác tốt về độ nghiêng, độ bám đường của xe, luyện phản xạ tầm nhìn, luyện hông để múa cột..à quên ôm cua cho dẻo..v.v .

    2/ Xe thì phải được chăm bón tưới táp cẩn thận: bộ thụt cân chỉnh cho đúng trọng lượng, độ nhún, độ nẩy. Theo dõi áp suất lốp. Thay lốp nếu thấy lẩn nhẩn về độ mòn của lốp, thuộc lòng quy tắc "Sơn có thể lởm, nhưng Lốp ko được phò"...v..v

    Còn để có Tâm lý vững thì khó hơn rất nhiều, bởi cái mà ta phải chiến thắng ở đây chả là cái gì khác ngoàiChính bản thân chúng ta. Mỗi người có một giới hạn tâm lý riêng, nên sẽ "chịu" chạy, "chịu" vật xe với các mức khác nhau. Nếu ta thắng được bản thân và vượt ngưỡng của mình thì VERY GOOD. Nhưng nếu không, theo chủ quan của Timnigger, thì ta nên thẳng thắn đánh giá và chấp nhận cái "ngưỡng" của mình, và không nên vượt cái "ngưỡng" đó khi chưa sẵn sàng.

    Vao cua khi o toc do cao - 8

    Vao cua khi o toc do cao - 9
    Một điều nữa gây khó khăn cho việc luyện tâm lý đó là: Chế độ default của não người là đi thẳng, chứ ko phải nghiêng ngả, nên phản xạ rất tự nhiên của chúng ta là phản ứng chống lại cái cảm giác "nghiêng nghiêng ko cân" đó. Hồi đầu mới tập, bản thân người của Timnigger cứ cứng đờ lại vì... gồng, mà gồng cũng.. chả để làm gì, căn bản là do não ko quen, khi quen rồi thì thấy rất tự nhiên!

    Còn với cảm giác khi trượt lốp, đa phần những người mới tập khó tránh khỏi cảm giác "thót tim", hồi hộp tiếp cả chục phút, và tự nhiên.. lái chậm hẳn lại. Nhưng bị trượt lốp nhiều rồi mà chưa die thì ắt sẽ quen thôi ..... Đùa tí, có cách để tránh xòe khi trượt lốp, sẽ bàn ở phần kỹ thuật sau.

    BẮT LẤY NÓ (Tóm lại ): Trước khi tập bất cứ thứ gì, chúng ta nên xác định rõ tâm lý để đạt hiệu quả tối đa khi đi vào thực hành kỹ thuật.

    Để kết bài, iem xin nêu Một nhận xét chủ quan chia sẻ với các anh em, đó là : " Tai nạn không chừa bất cứ ai. Nhưng ít nhất chúng ta có một sức mạnh đặc biệt, đó là việc chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, luyện tập nghiêm túc để hạn chế tối đa rủi ro"

    Hình vui về ôm cua cho anh em cười tý:

    Vao cua khi o toc do cao - 10

    Vao cua khi o toc do cao - 11

    Vao cua khi o toc do cao - 12

    Vao cua khi o toc do cao - 13

    Chúc các anh em an toàn trên các con đường, các khúc cua của mình...Hẹn gặp lại ở bài sau!

    Clip cho các anh em tham khảo:


    Nguyễn Hoàng Duy.
    2banh
    2banh.vn