1. Biker cấp 4

    "Ông Vua Xe Cổ" được lên báo nước ngoài

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 12 Tháng mười hai 2013.

    Trang chuyên về môtô của Mỹ gọi Trần Quang Vinh là "Vua môtô Việt Nam" với bộ sưu tập xế cổ khoảng 200 chiếc, từ Vespa đến Simpson.

    Trang Motorcycle-usa đặt tiêu đề bài viết "Mr. Vinh - Vietnam"s Motorbike King", kể về hoàn cảnh và tài năng của một người từ thợ sửa chữa trở thành nhân vật lão làng của giới độ xe và chơi xe Hà thành. Dưới đây là lược dịch bài viết về Trần Quang Vinh:

    Việt Nam là lãnh địa của môtô. Ai cũng có một chiếc. Từ gia đình nghèo đến người có Rolls-Royce cũng sở hữu một chiếc xe hai bánh. Xe máy, đơn giản là một trong những thứ kết nối mọi người Việt với nhau.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai
    Anh Trần Quang Vinh và một chiếc BMW cổ.

    Từ niềm đam mê và nhu cầu hàng ngày mà có những nhà sưu tập môtô chuyên nghiệp. Một số chọn cách mua những chiếc xe cỡ lớn hoặc xe đua, số khác lại tập trung vào lưu giữ xế cổ. Một người thuộc nhóm thứ hai là Trần Quang Vinh, ông chủ của quán cà phê Xe cổ kiêm chủ tịch CLB Harley-Davidson Hà Nội. Anh hiện sở hữu khoảng 200 chiếc xế cổ gồm xe Vespa, Mobylette, Simpson, Lambretta và CD Benly.

    Vinh sinh ra tại Pháp và cùng gia đình về Việt Nam vào năm 1964. Thời điểm đó, anh nhanh chóng nhận ra rằng sự cần cù và sáng tạo sẽ giúp ích cho gia đình. Cha mẹ anh đã bán đi mọi món đồ gia dụng mang theo về Việt Nam. Nhưng sau đó họ vẫn gặp khó khăn và buộc phải bán phần lớn những gì còn lại. Khi Vinh bắt đầu kiếm được tiền, anh mua lại những món đồ của cha mẹ, và khi có thứ gì hỏng hóc, anh tìm cách sửa chữa. Việc này nhanh chóng trở thành thú vui. Và thường không mấy ai biết cách tự sửa đồ, nên Vinh mua lại đồ với giá rẻ, sau đó sửa chữa, khôi phục chúng. Trong số đó có xe máy.

    Trước đó, Vinh sớm bộc lộ sự hứng thú tới cơ khí máy móc. Nhưng vì không có cơ hội tới trường, anh mày mò tự học. Khi chiến tranh kết thúc, Vinh, lúc đó có một thời gian nhận sửa máy khâu, thường đi về giữa Sài Gòn và Hà Nội để kinh doanh. Khả năng của anh nhanh chóng giúp kiếm được một khoản kha khá và đó là thời điểm Vinh bắt đầu mua xe scooter.

    Vinh hiểu rõ về máy móc của những chiếc xe hai bánh và bắt đầu chế lại để giúp chúng chắc chắn hơn, hoặc theo như phần lớn giới trẻ mong muốn, là giúp chạy nhanh hơn. Xe 50 phân khối trở thành xe 65 và 70 phân khối bằng những dụng cụ thô sơ.

    "Một lần khi đang chạy xe về nhà cha mẹ ở ngoại thành Hà Nội, tôi phải dừng giữa đường vì có người hỏi mua xe", Vinh kể lại hồi đầu chế xe. Lần đó, bán chiếc xe với một khoản lãi, Vinh bắt xe buýt quay ngược về nhà. Anh lấy một chiếc xe độ khác và lại phải dừng giữa đường khi một người khác cũng muốn mua xe. Sự việc lặp lại với chiếc thứ ba. Hôm đó Vinh về đến nhà cha mẹ rất muộn nhưng cũng đã kiếm được một món hời.

    Hiện Vinh vẫn dành tình yêu cho xế cổ. Anh nhận xét: "Xe hiện đại có vẻ chạy nhanh và thực sự chạy nhanh, nhưng xe cũ hơn cho phép chạy chậm hơn và mang lại cảm giác khác biệt. Lái một chiếc đã nhiều tuổi đời là cơ hội để thư giãn và tận hưởng vẻ đẹp. Người lái và chiếc xe trông hòa hợp. Đó là trải nghiệm sự chung sống hòa bình".

    Bộ sưu tập xe của Vinh có từ xe Solex và Mobylette tới Simpson, Ural, Vespa và Lambretta. Anh thu thập mọi thứ mà anh đánh giá là có thiết kế đẹp hoặc là hàng hiếm. Không ưu đãi riêng chiếc nào, Vinh yêu tất cả xe anh sở hữu và gọi đùa là "vợ yêu". Trong số đó có chiếc Mobylette AV89 đã được phục chế.

    "Chỉ những người Việt Nam trở về từ New Caledonia mới có xe này", Vinh cho biết. "Thiết kế thật khó tin, chỉ 50 phân khối, nhưng xe có thể chạy tới 70 km/h. Chiếc xe nhanh nhất mà tôi có lúc đó là 70 phân khối, nhưng AV89 còn nhanh hơn trên đường cao tốc. Nhanh, hiếm và trông thật tuyệt vời".

    Đến năm 2004, Vinh đưa về Việt Nam chiếc Harley-Davidson hiện đại đầu tiên, một chiếc Street Glide CVO. Khi đó, nhập môtô phân khối lớn vẫn bị hạn chế, cho đến năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO.

    Đến 2010, Vinh thành lập CLB Harley-Davidson với hai chi nhánh đặt tại Hà Nội và TP HCM. Khi đó CLB khá nhỏ do giá xe và sự khó khăn khi sở hữu, với 57 thành viên ở phía bắc và 48 trong nam. Hiện số thành viên đã tăng lên lần lượt là 127 và 75.

    Hiện Trần Quang Vinh đang tìm hướng tạo ra một không gian, giống như một bảo tàng môtô, nơi mọi người có thể đến ngắm xe và tìm hiểu cách độ xe. "Đó là thú vui của tôi, tôi muốn có cơ hội chia sẻ với các nhà sưu tập cũng như những người mê xe khác. Mua và phục chế xe cổ giúp thỏa mãn nhu cầu cá nhân và khi giới thiệu với mọi người, nó khiến tôi thấy tự hào", Vinh tâm sự.
    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 2
    Nhà riêng và cửa hàng của anh Vinh đều có rất nhiều môtô cổ mà anh sưu tập nhiều năm qua.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 3
    Từ sớm Vinh đã bộc lộ sở thích với cơ khí và vì không có cơ hội tới trường, anh mày mò tự học.


    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 4
    Vinh nhận ra anh có thể thu lời với các món đồ được sửa chữa và phục chế, trong đó có xe scooter và môtô.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 5
    Nhiều mẫu xe khác nhau chờ được phục chế tại cửa hàng của anh Vinh.


    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 6
    Bộ sưu tập của anh Vinh hiện có khoảng 200 xe.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 7
    Một tác phẩm nghệ thuật trưng bày tại cửa hàng.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 8
    Chủ sở hữu bộ sưu tập xe 200 chiếc.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 9
    Một mẫu xe gắn máy cổ ở nhà anh Vinh.​

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 10
    Ảnh gia đình và xế cổ.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 11
    Người chủ bộ sưu tập dành quan tâm đặc biệt tới xe cổ.

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 12

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 13

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 14

    Ong Vua Xe Co duoc len bao nuoc ngoai - 15
    Bên ngoài quán cà phê của anh Vinh tại Hà Nội.
    ST: Nguyễn Hoàng Duy.
    2banh
    2banh.vn