1. Biker cấp 4

    Những thiệt thòi của người Việt khi chơi xe môtô phân khối lớn

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 16 Tháng mười 2014.

    Giá thành cao do thuế cùng điều kiện giao thông không đảm bảo... là những điểm hạn chế mà những người chơi xe môtô phân khối lớn tại Việt Nam đang phải chấp nhận khi theo đuổi đam mê của mình.

    Giá thành xe cao

    Đây là một trong những thiệt thòi đầu tiên đối với người chơi xe phân khối lớn. Không giống với những chiếc xe máy thông thường được sản xuất trong nước, xe phân khối lớn nhập khẩu sẽ phải chịu những loại thuế, phí và cả lợi nhuận dành cho đơn vị phân phối. Do đó, khi đến tay người tiêu dùng, những chiếc xe này thường có giá cao gấp 2 đến 2,5 lần so với giá trị thật của chiếc xe. Đó là còn chưa tính đến tiền đăng ký, ra biển số.

    Nhung thiet thoi cua nguoi Viet khi choi xe moto phan khoi lon
    Để sở hữu một chiếc xe phân khối lớn tại Việt Nam, người chơi xe phải bỏ ra số tiền cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của xe. Ảnh: Nguyễn Đàm Khánh.

    Ví dụ đơn giản, một chiếc Kawasaki Z1000 2014 có giá bán tại thị trường Mỹ là khoảng 12.000 USD. Tuy nhiên khi nhập khẩu về Việt Nam, mức giá của mẫu nakedbike này đội lên khoảng 27.000 USD, chênh lệch hơn 2 lần so với giá gốc. Hay mẫu naked-bike 150 phân khối Yamaha FZ-S V2.0 có giá bán tại Ấn Độ là khoảng 1.300 USD, tuy nhiên khi về Việt Nam, mức giá của xe đội lên khoảng trên 3.000 USD.

    Anh Nguyễn Đàm Khánh, một người chơi xe phân khối lớn tại Hà Nội chia sẻ: “Giá bán xe tại Việt Nam cao hơn nước ngoài chính là một thiệt thòi lớn đối với những người đam mê. Cùng một số tiền như vậy, nhưng biker nước ngoài có thể mua những chiếc xe tốt hơn rất nhiều. Giá xe về Việt Nam thường cao hơn khoảng 2 lần so với giá trị thực.”

    Trong khi đó, một đại lý kinh doanh xe nhập khẩu tại Hà Nội cho biết: “Không phải đại lý muốn bán xe với giá cao, mà do xe nhập về Việt Nam phải chịu nhiều loại thuế, phí, phí vận chuyển, chi phí duy trì cửa hàng, nên khi đến tay khách hàng, giá xe bị đội lên khá nhiều, trong khi cửa hàng cũng không được lãi bao nhiêu.”

    Bảo trì, bảo dưỡng khó khăn

    Chơi xe cũng có lúc này lúc kia, xe hỏng hóc là chuyện hết sức bình thường. Những chiếc xe máy được sản xuất và phân phối chính hãng trong nước sẽ không quá khó khăn để tìm nơi bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố. Tuy nhiên, những chiếc xe nhập khẩu thì lại khác, đặc biệt là với xe phân khối lớn.

    Thời điểm hiện tại, Việt Nam mới chỉ có sự hiện diện chính hãng của một số thương hiệu xe phân khối lớn nổi tiếng trên thế giới. Do đó, không phải mọi mẫu xe đều dễ dàng tìm được linh kiện thay thế dễ dàng, kể cả là xe chính hãng.

    Nhung thiet thoi cua nguoi Viet khi choi xe moto phan khoi lon - 2
    Dù đã có điều kiện sở hữu xe phân khối lớn, nhưng các dịch vụ đi kèm tại Việt Nam lại không được tốt. Ảnh: Hạ Phong.

    Là một người sở hữu hai mẫu xe phân khối lớn Ducati Diavel và một chiếc Harley-Davidson, anh Khánh cũng đã có những lần gặp khó khăn trong việc sửa chữa, bảo dưỡng xe tại Việt Nam. Theo anh Khánh, dù một số thương hiệu đã có đại lý tại Việt Nam, tuy nhiên trình độ của kỹ thuật viên và máy móc thiết bị không thể so được với nước ngoài. Do đó, nhiều trường hợp hỏng hóc không sửa chữa được. Bên cạnh đó, không phải mọi linh kiện thay thế cho xe đều có sẵn mà thường phải đặt hàng từ nước ngoài. Do đó, người chơi xe phải chờ đợi, trong khi chi phí sửa chữa, thay thế cũng rất cao.

    Như trường hợp chiếc Ducati Diavel nhập khẩu từ Ý bị lỗi khóa cổ điện tử, nhân viên kỹ thuật của Ducati Hà Nội nói không thể khắc phục được mà chỉ còn cách thay hoàn toàn. Do đó, anh Khánh đã tháo bỏ không dùng đến ổ khóa này nữa.

    Điều kiện giao thông không thuận lợi

    Tại nhiều quốc gia trên thế giới, người chơi xe phân khối lớn có thể thỏa mãn đam mê tốc độ trên những con đường cao tốc không giới hạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này hoàn toàn ngược lại.

    Theo anh Khánh, những chiếc xe phân khối lớn được thiết kế để chạy ở vận tốc cao, do đó khi vận hành ở vận tốc thấp, nhiệt độ động cơ tăng cao, gây khó chịu cho người điều khiển và cũng không tốt cho động cơ.

    Luật giao thông đường bộ tại Việt Nam có những giới hạn tốc độ dành cho người điều khiển xe mô tô và xe gắn máy. Trong khi đó, nhiều con đường cao tốc cũng chỉ dành riêng cho xe ô tô. Do đó, để tìm được một con đường dành cho những chiếc xe phân khối lớn phô diễn hết sức mạnh tại Việt Nam là điều rất khó.

    Nguồn: zing.vn
    2banh
    2banh.vn