1. Không chuyên nghiệp nhưng là chuyên gia tạo nghiệp

    Những kỹ thuật cơ bản cần thiết để dễ dàng điều khiển một chiếc xe mô tô PKL

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 9 Tháng năm 2016.

    Những kỹ thuật cơ bản sau đây sẽ rất cần thiết và hiệu quả để bạn có thể dễ dàng điều khiển một chiếc xe mô tô PKL trên mọi loại địa hình khác nhau và cũng áp dụng hiệu quả cho người lái xe máy, xe côn tay phổ thông khi sử dụng thường ngày.

    Nhung ky thuat co ban can thiet de de dang dieu khien mot chiec xe mo to PKL
    Những kỹ thuật cơ bản cần thiết để dễ dàng điều khiển một chiếc xe mô tô PKL

    1. Bẻ hết ghi-đông bẻ ngoặt về bên tay phải khi dựng chống nghiêng. Ở vị trí này, ghi-đông sẽ tạo khoảng trống giúp biker dễ dàng lên/xuống xe mà không bị vướng hông và đùi vào tay cầm lái. Đây là thao tác khá mới lạ vì từ trước đến nay hầu hết biker Việt giữ thói quen với việc ghi-đông được bẻ ngoặt về bên trái cho “thuận chiều”.

    2. Đặt mũi chân trên thanh gác chân. Khi liên tục cầm lái trên quãng đường dài, nếu từ bỏ được thói quen đặt phần giữa đế giày hoặc gót giày trên gác chân thì biker sẽ tránh được các rung chấn từ mặt đường lan dọc theo ống chân lên cả phần thân trên cơ thể, từ đó sẽ cảm thấy giảm thiểu mệt mỏi hơn hẳn. Bên cạnh đó, mũi chân tì trên thanh gác chân sẽ tăng độ đàn hồi cho phần bàn chân, cổ chân, hỗ trợ người lái tăng sự phản xạ linh hoạt khi vận hành xe.

    Nhung ky thuat co ban can thiet de de dang dieu khien mot chiec xe mo to PKL - 2
    3. Dỡ chân ôm sát yên xe khi chuẩn bị lên xe. Trước khi khởi hành, người lái phải đứng gần phía bình xăng, sau đó từ từ co chân nhấc đùi cẩn thận quàng qua yên xe để “kéo” thân người ngồi lên xe gọn gàng. Tránh trường hợp đứng từ xa vội vàng dỡ chân lấy đà đá cao chân để ngồi lên yên xe, động tác như vậy tưởng chừng “nhanh gọn chuyên nghiệp” nhưngthật ra lại tiềm ẩn nguy cơ dễ mất thăng bằng hoặc đá chân vướng vào yên xe sau nhô cao.

    4. Hai cánh tay thả lỏng sau đó đặt tự nhiên thoải mái lên tay cầm lái. Tránh gồng cứng cánh tay dẫn tới cứng vai sẽ kém năng động khi ôm cua hoặc khi rơi vào tình huống giao thông nguy hiểm đòi hỏi biker phải nhanh chóng xoay chuyển người kết hợp đánh ghi-đông lách tránh vật cản.
    5. Duỗi hoàn toàn các ngón tay khi bóp càng phanh bên phải. Bên cạnh những lợi ích đã biết của thao tác này, ví dụ nó giúp nhả tay ga đóng bướm ga triệt để (góp phần giảm tốc) thì một lợi ích nhiều người khó ngờ là tránh trường hợp phanh trên đường mấp mô sẽ dằn xóc xe khiến xe chồm lên, khiến người lái theo phản xạ sẽ càng siết chặt tay vặn ga – tăng ga hơn nữa, thúc xe lao tới mất kiểm soát.

    Nhung ky thuat co ban can thiet de de dang dieu khien mot chiec xe mo to PKL - 3
    6. Bóp càng phanh bên phải để khởi động xe an toàn trên đường dốc. Muốn đề máy một chiếc xe đang đỗ, dựng chống nghiêng, cài sẵn số 1 mà không bị trượt bánh khi cắt côn, điều cần lưu ý là ngồi lên yên, dựng thân xe thẳng đứng, khép chống nghiêng, bóp càng phanh ở bên phải tay cầm lái, bóp tay côn, đề máy, nhả tay côn từ từ, đồng thời nhả càng bóp phanh, sau đó vặn ga nhịp nhàng phù hợp để xe chạy.

    7. Trước khi tắt máy đỗ xe, cần cài số để khóa bánh xe. Hành động này thật sự an toàn khi dựng xe với chống nghiêng trên đường dốc, bệ dốc... giúp xe không bị trượt chạy nếu người nào đó vô tình va chạm đến xe.

    Và một số trang bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe như mũ bảo hiểm, giáp tay/chân...
    2banh
    2banh.vn