1. Đánh giá xe

    Những bước ngoặt quan trọng trên thị trường xe máy Việt Nam

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 26 Tháng mười một 2013.

    Thị trường xe máy Việt chỉ thực sự hình thành từ khi các hãng xe lớn đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại Việt Nam khoảng những năm cuối thập niên 90. Không nằm trong quãng thời gian khoảng 15 năm hình thành và phát triển của thị trường xe máy Việt nhưng sự xuất hiện của các mẫu xe nhập là khơi nguồn cho nhu cầu sử dụng xe máy trên dải đất chữ S.

    1. Các dòng xe nhập khẩu

    Nhung buoc ngoat quan trong tren thi truong xe may Viet Nam
    Honda Dream II.

    Nếu Honda 67, Vespa PX xuất hiện từ khá lâu thì những cái tên như Dream II, Cub, Suzuki Viva lại xuất hiện sau, được người dân biết đến và sử dụng nhiều hơn.

    Honda Dream II xuất hiện khoảng những năm 1992 tại Thái Lan. Thời đó xe máy thực sự là một nguồn tài sản quý giá và giá trị còn hơn cả ngôi nhà. Kể cả khi xe máy phổ biến thì dấu ấn một thời vẫn có thể giúp Dream II "zin" được bán với giá 100 triệu đồng.

    Trong danh sách những mẫu xe khởi thủy có cái tên Suzuki Viva. Có mặt sau Dream nhưng cũng nổi bật không kém. Xe đầm, chắc, bền, sở hữu Viva như sở hữu ôtô hạng sang ngày nay. Bên cạnh đó không thể kể đến những "anh hùng xa lộ" côn tay Suzuki như RGV, FX 125, Raider, những cái tên làm thanh niên một thời mất ăn mất ngủ.

    Trào lưu gần nhất và đắt tiền hơn cả là xe ga cao cấp nhập khẩu, những SH, Dylan, @ hay Spacy chỉ xuất hiện ở thành phố, khẳng định đẳng cấp chịu chơi của chủ nhân. Cũng bởi lớp xe nhập khẩu này mà xe ga thời đó được định hình là những dòng xe đắt tiền, người dân phổ thông khó lòng sở hữu, mãi cho tới khi Yamaha Nouvo xuất hiện xây dựng lại thị trường.

    2. Xe Trung Quốc và cuộc chiến xe máy giá rẻ

    Nhung buoc ngoat quan trong tren thi truong xe may Viet Nam - 2
    Honda Wave Alpha thành công khi chống lại xe Trung Quốc.

    Xe Trung Quốc gắn với giá rẻ, chất lượng không bền. Nhưng ở một khía cạnh khác, lượng xe này lại có đóng góp lớn khiến các hãng xe Nhật phải thay đổi chiến lược, người dân có khả năng sở hữu xe máy nhiều hơn.

    Năm 1999, khi vào Việt Nam giá xe của Honda hay Yamaha nằm trong khoảng 20-30 triệu và không có ý định giảm. Một năm sau, xe Trung Quốc bất ngờ tràn vào với mẫu mã giống hệt xe Nhật nhưng giá chỉ còn một nửa, trên dưới 10 triệu đồng. Cơn khát của một thị trường đang phát triển được đáp ứng ngay tức khắc, giúp xe máy tăng trưởng bằng con số không tưởng 300% vào năm 2000.

    Các hãng Nhật đang từ vị thế ông lớn với hơn 90% thị phần tụt xuống còn 30%. "Tình thế nóng như chiến tranh vũ trang, chúng tôi buộc phải tìm cách giành lại thị phần", một cựu quản lý của Honda Việt Nam nhớ lại. Honda Nhật Bản đặt vào tình trạng báo động đỏ khi phải tìm cách cứu vớt liên doanh tại Việt Nam. Kết quả là Wave Alpha xuất hiện vào tháng 2/2002 với những linh kiện giá rẻ được hỗ trợ từ các nhà máy Honda Trung Quốc.

    Với mức giá 11 triệu, nhỉnh hơn đôi chút so với xe Trung Quốc nhưng sức mạnh thương hiệu cùng chất lượng khiến Wave Alpha nhanh chóng giúp Honda chiếm lại thị phần. Xe Trung Quốc triệt hạ lẫn nhau và dần mất bóng.

    Cùng với Honda, Yamaha, Suzuki hay SYM cũng từng bước chiếm lại ưu thế. Hiện tại Honda và Yamaha đang chiếm tới 90% thị phần, trong khi xe Trung Quốc gần như vắng bóng, kết thúc một trong những trận chiến thị trường ngoạn mục nhất ở Việt Nam.


    3. Bùng nổ xe tay ga


    Nhung buoc ngoat quan trong tren thi truong xe may Viet Nam - 3
    SYM Attila là mẫu xe đánh dấu thị trường xe ga phổ thông.

    Nếu xe Trung Quốc đưa thị trường xe số về mức giá 10 triệu thì SYM Attila lại là cái tên giúp xe ga trở nên phổ thông. Ra đời khoảng năm 1998, Attila bị coi là nhái lại hình dáng của mẫu xe nhập khẩu đình đám Honda Spacy, nhưng mức giá rẻ giúp nhiều người tiếp cận được với khái niệm "xe ga".

    Trước khi Attila xuất hiện, thị trường xe ga rất nhỏ, chủ yếu là những mẫu xe nhập khẩu như Honda Spacy, SH, @... với thị phần chỉ khoảng 2-3%. Tuy Attila định nghĩa cách nhìn mới về xe ga nhưng mẫu xe Đài Loan lại thiên về nét nữ tính, vẫn thiếu một khoảng lớn thị trường dành cho khách hàng nam. Yamaha Nouvo ra đời năm 2002 là câu trả lời.

    Cuộc cách mạng và Nouvo tạo ra mang tính đại diện cho một chiếc xe máy thời trang, thể thao, dễ vận hành, tiện dụng và mức giá tầm trung chấp nhận được. Theo các chuyên gia, kể từ thời điểm đó đến nay, thị trường xe ga Việt Nam chia thành bốn giai đoạn rõ rệt.

    Giai đoạn đầu tiên là khởi động (2002-2003), lúc này thị phần xe ga khoảng 9% với Nouvo 7% và Attila 2%. Giai đoạn thứ hai là xâm nhập thị trường (2004-2007), xuất hiện nhiều sản phẩm hơn đến từ các hãng xe Nhật như Nouvo, Mio của Yamaha, Click của Honda và tất nhiên Attila củ SYM vẫn còn chỗ đứng. Ở giai đoạn này, thị phần xe ga đã tăng lên, đạt khoảng 18% thị trường xe máy sản xuất trong nước.

    Giai đoạn tăng trưởng nhanh (2008-2010) hình thành từ sau khi Honda tung Air Blade tháng 4/2007. Trong giai đoạn này còn có sự gia nhập thị trường Việt của hãng scooter Italy Piaggio với dòng xe Vespa huyền thoại. Như vậy cùng với Vespa, những cái tên Air Blade, Lead, Nouvo tiếp tục đừng đầu doanh số, đưa thị phần xe ga lên con số 35%. Giai đoạn cuối cùng là ổn định (2011-nay), lượng xe ga chiếm khoảng 40 % thị trường.

    4. Phun xăng điện tử

    Nhung buoc ngoat quan trong tren thi truong xe may Viet Nam - 4
    FI trở thành tiêu chí đánh giá xe máy của người tiêu dùng.

    Phun xăng điện tử FI là yếu tố liên quan đến công nghệ gây sốt nhất khi trở thành cuộc chạy đua của hầu hết các hãng xe. Sản phẩm đầu tiên áp dụng FI (Fuel Injection) là chiếc Honda Future Neo FI năm 2007.

    Với ưu điểm sử dụng các cảm biến điện tử để tính toán lượng nhiên liệu đi vào buồng đốt chính xác nhất cho mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu, bên cạnh đó không có hiện tượng khó nổ vào mùa lạnh khiến FI được người tiêu dùng đón nhận.

    Sau Future Neo FI, bản thân Honda cũng như các đối thủ cạnh tranh liên tiếp tung ra các phiên bản FI với mức giá nhỉnh hơn bình thường một vài triệu đồng. Nếu khi mới xuất hiện FI dành cho những mẫu xe ở top trên thì hiện nay công nghệ này được sử dụng cho cả những chiếc xe ga hay xe số bình dân.

    Honda hiện có khoảng 15 phiên bản của tất cả các mẫu xe bán trên thị trường, trong đó có tới 9 phiên bản sử dụng phun xăng điện tử. Yamaha cũng không kém cạnh khi mới đây hãng này đưa FI vào Sirius 2013, dòng xe số bình dân, mẫu xe khởi thủy của Yamaha tại thị trường Việt.

    Bởi sự phát triển này, FI dần trở thành tiêu chí mà người tiêu dùng sử dụng để so sánh khi có sự cân nhắc giữa các mẫu xe. Do đó, một số ít các sản phẩm chưa được trang bị phun xăng điện tử sẽ dần hòa nhập vào xu hướng chung trong tương lai gần.


    5. Nội địa hóa xe ga cao cấp


    Nhung buoc ngoat quan trong tren thi truong xe may Viet Nam - 5
    SH có độ cao yên 799 mm.

    Khi Nouvo ra đời đã tạo dựng một phân khúc thị trường xe ga phổ thông, trung cấp. Nhưng xe ga cao cấp nhập khẩu vẫn là mảnh đất màu mỡ bởi tâm lý ưa hình thức, chuộng "xe nhập" của người tiêu dùng Việt. Lần lượt những cái tên Honda SH, Vespa, Lambretta được nội địa hóa với tỷ lệ "sâu" khiến mức giá giảm đi nhiều, xe ga cao cấp không còn là những mẫu xe xa xỉ.

    Nội địa hóa xe ga cao cấp cũng khiến xe ga ngày càng trở nên bình dân. Tiêu biểu với Honda SH, ngay sau khi đạt tỷ lệ nội địa hóa 93% với thiết kế mới toàn cầu nhưng không hợp mắt người tiêu dùng Việt, hãng này tiếp tục ra mắt SH Mode giá 50 triệu. Thương hiệu SH không còn ở trên cao như ngày còn nhập khẩu. Hiện nay Honda và Vespa đang chia nhau khai thác mảnh đất này với tỷ lệ khoảng 60/40.

    Khi các phân khúc xe ga được các hãng đưa về gần nhau, chi chít lựa chọn nhưng không có sự khác biệt, bên cạnh đó xe số lại không có điểm nổi bật khiến người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ dần rời xa, chuyển sang xe côn tay, phân khúc mà Yamaha và Suzuki tập trung phát triển.
    2banh
    2banh.vn