1. Biker cấp 4

    Nắm được vài nguyên tắc dưới đây sẽ khiến bạn điều khiển được chiếc xe côn tay nhẹ nhàng hơn

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 5 Tháng chín 2016.

    Đi xe côn tay có cái thú vị riêng, tất nhiên là kèm theo những bất tiện nhất định. Thay vì ngồi tranh cãi xem đi xe côn tay hay đi xe côn tự động hay hơn thì chúng ta cũng nên lướt qua xem mẹo vặt sau đây để đi phố cùng xe côn tay được okie hơn và thoải mái hơn:

    Nam duoc vai nguyen tac duoi day se khien ban dieu khien duoc chiec xe con tay nhe nhang hon
    Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút
    nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh.

    1/ Đề-pa ở đèn đỏ

    Khi đềpa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh.

    Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn và vào số. Lưu ý, nếu xe đã đạt được tốc độ cao thì lúc vào những cấp số cao không cần phải giữ lại côn mà có thể nhả hết côn (còn gọi là bắn côn) để cho xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.

    2/ Chạy xe lúc đông người và tắc đường

    Khi chạy xe trong phố đông, những người mới lái thường để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn nhớ rằng, để sang số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào.

    Nam duoc vai nguyen tac duoi day se khien ban dieu khien duoc chiec xe con tay nhe nhang hon - 2
    Ảnh minh họa

    Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc sang số rất nặng và khó nhọc do tay côn của xe chưa được bóp hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "nhả côn lên ga " (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài mòn, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

    Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

    3/ Để đỡ mỏi tay côn

    Nam duoc vai nguyen tac duoi day se khien ban dieu khien duoc chiec xe con tay nhe nhang hon - 3
    Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.

    4/ Để xe không bị ì

    Trong quá trình chạy, nếu xe chưa đủ tốc độ mà người lái đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.

    Nam duoc vai nguyen tac duoi day se khien ban dieu khien duoc chiec xe con tay nhe nhang hon - 4
    Về số không phù hợp với tốc độ xe đang chạy sẽ bị kêu. Ví dụ: bạn đang chạy với tốc độ 50km/h mà về số 4 hoặc 3 sẽ bị kêu róp róp, nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km về số 4, 30km/h về số 3 và tương tự cho các cấp số khác

    Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 20km/h, số 3: 20 - 30km/h, số 4: 30 - 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h. (Sưu tầm)
    2banh
    2banh.vn