1. Moderator

    Nài xe đua GP với nài xe thương mại ngoài đường khác nhau cỡ nào??

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 20 Tháng tám 2017.

    Motogp riders are officially known as the fastest humans on two wheels!

    Làm một tay nài GP khó như thế nào?

    Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao
    Đầu tiên, không phải bạn "lái" mà là bạn phải "nài" 200+ con ngựa...nếu tới đây không hiểu thôi đừng đọc nữa phí thời gian.

    Xe GP có thể đạt 350-360 km/h ... nhiều người nghĩ nó đơn giản vì học có thể chạy 200km/h thì chắc 300 cũng vậy...Xin thưa là KHÔNG.

    Để mình bắt đầu từ việc so sánh giữa Xe thương mại và Xe đua.

    - Xe TM xài hộp số thường với 1 nồi và 2 thắng.
    - GP dùng hộp số liên tục (constant mesh gear) không cần dùng nồi khi lên số và sử dụng lá nồi carbon đôi.
    - GP dùng thắng đôi trước và thang sau Carbon đòi hỏi khi sử dụng phải khớp với thắng bằng lực máy(engine brake- ai ko hiểu engine brake thì hỏi).

    Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao - 2
    Kế đến, Xe TM xài vỏ thường trong khi GP xài vỏ dính khi khô vì vậy nài phải duy trì đúng nhiệt độ cũng như phân bổ trọng tâm xe.

    Xe TM thường là làm mát gió hay két nước nhưng két nước rất nhỏ. Xe GP có két nước khổng lồ để điều tiết nhiệt độ máy.

    Xe TM quẹo rất dễ trong khi ở tốc độ cao thì GP cần kỹ thuật power sliding để quẹo.

    Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao - 3
    Để tóm tắt:

    1.quick-shifting bike - bạn mỗi ngày phải thay nồi
    2. Phải khớp lực thắng Bánh với lực thắng máy... không thì Té
    3.Phải quản lý nhiệt độ vỏ nếu không thì trượt.
    4. Phải quản lý phân bổ trọng tâm - Không thì té
    5.Phải quản lý nhiệt độ máy - Không thì banh máy
    6.Managing Radiator Temperature( if you don"t your radiators smoke up) Phải quản lý nhiệt độ két nước - Không thì bục két nước.
    7. Thuầu thục Power Sliding - Thử ra Power Slide ở 60km/h coi khó như thế nào...sau đó mới biết khó ntn ở 200km/h

    Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao - 4
    Bạn phải làm hết 7 điều này cùng lúc trong khi đang chạy 300km/h và phải chiến đấu với 20 thằng nài khác đang cố hạ bạn ra sau.

    Kỹ năng nài GP trong trường hoàn toàn khác với chạy xe TM ngoài đường. Chắc chắn là Không Thể cho bất kỳ ai chưa có kỹ năng đua Sportbike TM tròng track có thể chay GP Biker ở tốc độ vừa (nếu bạn may mắc được chạy thử 1 chiếc)

    Bạn có thể bò chậm chậm nhưng nếu muốn bo cua như GP hay chạy gần tới tốc độ của GP thì 99% bạn sẽ sml.

    Gia tốc của 1 chiếc GP 250 ngựa là Khủng Khiếp... chiếc xe rung lắc dzữ dội, mắt nhìn sẽ nhoè ra, bánh trứớc dở lên và phản ứng tự nhiên của bạn sẽ là giảm ga.

    Khi bạn đến gần điểm THẮNG thì đó là cảm giác dễ sợ nhất Khi chạy gần tới điểm thắng bạn phải đấu tranh căng thẳng với từng sợi cơ trong người để đừng nhả ga mà thắng sớm....thắng quá sớm bạn mất lực trong cua và phải bù ga khi trong apex lúc đang nghiêng- không tốt tí nào.

    Nhưng nếu thắng trễ thì khả năng bạn ăn sỏi là rất cao.

    Theo cá nhân mình ko biết ngoai đường bạn thắng ntn nhưng thắng trong GP hoàn toàn ngược lại...bạn thắng cực mạnh trước rồi từ từ dìu xe vào cua...bạn sẽ bị ném về phía trước với 1.5G trên chiếc GP chay vỏ slick...ở ngoài đường xe TM chỉ tạo ra 0.7G là hết.

    Rồi bạn phải xuống số và thận trọn đếm số. uống thiếu 1 thì ăn sỏi, xuống dư 1 thì khoá bánh sau và trượt.

    Bạn phải thắng đủ mạnh để dĩa carbon nóng lên ngay lập tức thì nó mới ăn...nghĩa là bóp thắng thiệt mạnh...ko đủ lực thì ... ăn sỏi. Lúc này thì đít xe siêu nhẹ và nó chỉ muốn trượt đi nếu bạn ko khiển nó.

    Cho dù bạn vào cua đúng thì xe cũng không muốn quẹo và phản ứng tự nhiên là Bạn cảm thấy mình quá nhanh...bạn sẽ hoảng và thắng theo phản xạ và chỉ trong tích tắc bạn dựng cái xe đang nghiêng lên và chui thẳng vào sỏi...vì vậy bạn phải chiến thắng phản xạ tự nhiên và nghiêng hơn nữa bằng counter steering

    Khác với ngoai đường, bạn phai dòm xa hơn nhiều trong GP, khi xe nghiêng maximum thì đầu gối cùi chỏ cà sát đường và đó là cảm giác tuyệt vói nhất.

    Khi ra khoi apex bạn phải xiếc hết ga trong khi xe còn nghiêng 1/3 và cố bám víu lấy 250 con ngựa đang lồng lên...nhưng nếu níu chặt tay lái quá xe sẽ càng giãy hơn nên phải biết vừa niú vừa cân bằng...

    Và mọi chuyện lập lại từ đầu ở góc cua kế.

    Bạn phải làm vậy 300-350 lần trong 1 chặng đua mà Cấm sai dù chỉ 1 lần. 1 động tác sai là ra khỏi cuộc đua...không có cơ hội thứ 2, không có nút replay như trong Game...tẹ hơn là mất mạng.

    Ngoai ra, các đối thủ thường xuyên tạo áp lực vừa Tâm lý lẫn vật lý...đây là trò chơi đòi hỏi thể lực cơ bắp lẫn đầu óc.

    Nài GP cần kinh nghiệm và huấn luyện từ năm này sang năm khác...Không phải ai cũng có thể nhảy lên xe đua là chạy... có chay được thì cũng còn xa xa xa xa lắm mới tới gần được level của GP.

    Nguồn: Underground Saigon
    2banh
    2banh.vn
  2. minhbachlk

    minhbachlk Biker chuyên nghiệp

    bài hay, bữa đọc ở Underground SG Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao
  3. Sonny Phan

    Sonny Phan Biker mới

    Người viết chém siêu đẳng, làm mấy newbie đọc xong lại có hình dung sai lạc về moto. Sau đây là góp ý lại.
    - Điều kiện làm tay đua MotoGP: Đầu tiên muốn làm vận động viên đua xe MotoGP thì trước hết phải qua các giải đua quốc gia, thắng giải đua quốc gia thì mới được vào Moto3, rồi up dần lên Moto2, nếu may mắn và thực sự có tài năng thì sẽ lên được MotoGP. Vào những thập niên 50-60, phần lớn các tay đua MotoGP thường xuất phát từ Anh, Ý hoặc Mỹ và thường xuất thân từ các giải đua nhỏ. Từ thập niên 80 đổ lại, các tay đua phần lớn đều là con nhà nòi và được tập luyện từ bé, lúc còn 5-6 tuổi(vì mục tiêu là muốn đưa được con em vào MotoGP nên phải tập từ sớm để đến tầm 19-20 tuổi là đã qua hết được các chặng Moto3, Moto2 và đủ điều kiện lên MotoGP). Mà nếu không có thực lực hoặc người đỡ đầu thì rất khó vào tới MotoGP. Còn nếu vào mà không trụ hạng được thì hầu như họ sẽ về đấu các giải ít tiếng tăm hơn như WSBK, WSS, BSB hoặc AMA.
    - Cấu trúc xe: Xe MotoGP khác không mấy xe thường về cấu trúc, trừ việc phụ kiện đắt tiền hơn. Tuy nhiên mỗi chiếc GP đều được giới hạn giá trị lắp ráp, mỗi chiếc xe chỉ được lắp trong một giới hạn chi phí mà ban tổ chức quy định, các phụ kiện cũng phải theo danh sách nhà tài trợ, ví dụ như lốp xe hiện lại được quy định là lốp của Michellin, bộ ECU của Magneti Marelli. Động cơ bắt buộc là có 4 xy-lanh, hành trình xy-lanh không được ngắn hơn 48mm, công suất ở crankshaft 240hp.
    Về hiệu suất, động cơ của 1 chiếc MotoGP chỉ nhỉnh hơn xe độ race 20 mã lực. Ví dụ như động M1 1000cc đua ở MotoGP là 240hp, nhưng chiếc R1 chạy ở giải WorldSuperbike cũng đã lên tới 220hp. Về trọng lượng, xe MotoGP nhẹ hơn xe race ở WSBK 20kg.
    - Sức mạnh: Đề cao sức mạnh của MotoGP thì cũng hơi quá bởi ở một số đường đua, xe ở giải 220hp WSBK vẫn chạy 1 lap nhanh hơn xe 240hp của MotoGP. Ví dụ như vào năm 2016, Jonathan Rea điều khiển chiếc ZX-10RR(bản WSBK có 2 chữ "R") ở đường đua Sepang cho kết quả nhanh hơn best lap của Rossi chạy M1 ở cùng đường đua Sepang là 0,015 giây, nhanh hơn Lorenzo 0,317s, và hơn Marquez là 0,170s.
    - Chuyện dồn số và khóa bánh sau: Bộ số của MotoGP thường rất "trường số", gear 1 của xe MotoGP phải bằng tới gear 3 hoặc gear 4 của xe thương mại, còn côn hiện tại đều là côn slippery nên vận động viên không phải lo lắng chuyện khớp phanh với lực thắng bánh sau. Vào cua họ có thể dồn số thoải mái, có thể dồn liền 5 số từ 6 về 1 mà không hề hỏng xe.
    Tuy nhiên nhiều đoạn cua cao tốc nên cũng không cần về số hết, ví dụ khúc cua cuối đường đua Silvertone(Anh), vận động viên chỉ dồn về số 4 để chạy qua 1 khúc cua 200km/h.
    - Kỹ thuộc vào cua mà tất các vận động viên và học viên moto phải học là Trail Braking. Do lực quán tính lớn nên khi vào cua, xe thường trớn ra ngoài quỹ đạo. Mỗi xe lại có độ trớn và góc lái khác nhau nên phải làm quen xe. Còn việc đi lại quen xe rồi, cộng với độ gan, kỹ thuật của người lái tới đâu thì họ sẽ thể hiện kỹ thuật này tới chừng đó. Đua MotoGP đúng là ở level cao nhưng các bài chạy moto không hề cao siêu, muốn đua MotoGP, thì hầu hết đã phải nắm các bài về lên số, dồn số, di chuyển trọng tâm người, v..v. từ khi còn đang chạy các xe bé. Bất kỳ đối tượng biker nào cũng có thể học các kỹ thuộc của các tay đua MotoGP mà không nhất thiết phải ngồi lên xe MotoGP.
    - Phanh của MotoGP khá nặng, đòi hỏi phải dùng 2 đến 4 ngón để bấm. Rossi là vận động viên duy nhất dùng tới 4 ngón để bấm phanh(tất nhiên ngón trỏ còn lại vẫn ở trên gas). Lực bấm phanh của MotoGP tương đương việc nâng 2 thùng bia loại 24 lon.
    - Số lần được phép mắc sai lầm: 1 vận động viên MotoGP chỉ được phép sai 4 lần trong 1 trận đua, đó là 3 ngày họ được phép chạy thử đường đua và ngày đấu để lấy thứ tự xuất phát. Vào ngày đua lấy thứ tự, vận động viên được phép đổi xe thứ 2 nếu xảy ra sự cố hỏng xe, ngã xe. Và ngày thứ 5 cuối cùng(luôn là Chủ Nhật) sẽ là ngày đua, vào ngày này, vận động viên được phép mắc sai lầm nhưng sai lầm nhẹ, vd: nếu ngã mà xe còn tốt, họ có thể jump start xe và tiếp tục đua, có thể đổi chiếc xe thứ 2(1 lần duy nhất) nhưng phải có hiệu lệnh đổi xe của đội đua.
    - Các thứ khác: phanh, nhiệt độ lốp, dầu, nước làm mát sẽ được đội đua chăm sóc. Việc chọn lốp dể đua sẽ do vận động viên chọn, tuy nhiên cũng theo sự cố vấn của các kỹ sư Michellin.
    - Tai nạn: Rớt nài khi vào cua không đáng sợ bằng rớt nài khi ra khỏi apex, bởi ngã khi vào cua thường là trượt ra sỏi, còn ngã khi ép gas ra khỏi apex lại thường là ngã văng(high side), vận động viên thường chấn thương khi ngã high-side và có những người tài phế suốt đời như Wayne Rainy, tai nạn năm 1993.
    Nai xe dua GP voi nai xe thuong mai ngoai duong khac nhau co nao