1. Biker mới

    Mua 13 đoàn tàu Trung Quốc: Không thể không chọn Trung Quốc

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 8 Tháng sáu 2015.

    (Tin tức thời sự) - "Quan trọng là chúng ta có thể chọn được tàu phù hợp với địa hình, cũng như đường ray đã xây dựng hay không?".


    Đó là nhận định của TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông về việc Ban quản lý dự án đường sắt đề nghị xin Bộ GTVT mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

    Điều quan trọng nhất là chất lượng tàu khi đưa vào sử dụng

    PV: - Vừa qua, Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết sẽ mua 13 đoàn tàu, loại tàu B1 của Trung Quốc với kết cấu mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông với chi phí khoảng 63,2 triệu USD khiến dư luận băn khoăn. Thưa ông, điều này có dễ hiểu không trong khi Tổng thầu TQ không đáp ứng được việc tiến độ thi công đảm bảo cũng như chất lượng công trình, tai nạn liên tiếp xảy ra?

    TS Nguyễn Xuân Thủy: - Tàu đường sắt trên cao cũng có nhiều loại, thế nhưng, nguyên tắc hoạt động vẫn là chạy bằng sức điện, khi lấy được dòng điện từ bên ngoài vào, động cơ sẽ quay và truyền đến bánh xe, kéo đoàn tàu đi.

    Trước đây, đã có rất nhiều loại tàu đường sắt trên cao, như tuyến Metro của Nga, Tiệp Khắc, tàu của những nước này, thì thường dùng dòng điện 1200V - 1500V.

    Bên cạnh đó, tàu điện trên cao có thể dùng loại 700V - 750V, chủ yếu là dòng điện 1 chiều. Nguyên tắc tàu điện trên cao cũng như tàu điện chạy leng keng hiện nay tại HN, nhưng hiện đại hơn, tốc độ cao hơn, mỹ quan đẹp hơn, an toàn hơn.

    Điều đó có nghĩa, phải tách riêng chuyện Tổng thầu TQ gây ra nhiều tai nạn, thậm chí thiệt hại về con người với chuyện mua tàu. Theo tôi vẫn có thể tiếp tục mua tàu TQ được, họ cũng có công nghệ cao về tàu đường sắt cao tốc, loại tốc độ 200-300km/h, cho nên đối với tàu điện sẽ không có vấn đề gì, chủ yếu mình có nắm được các yếu tố kỹ thuật của tàu hay không.

    Hơn nữa, quan trọng là chúng ta có thể chọn được tàu phù hợp với địa hình, cũng như đường ray đã xây dựng hay không. Cũng không nên ngại chuyện họ làm trục trặc nhiều thì phương tiện của họ không tốt, điều này hoàn toàn không thể khẳng định.

    Bởi vì, TQ còn làm được cả máy bay, làm được cả vệ tinh thì chuyện sản xuất được tàu đường sắt cao tốc cũng không có vấn đề gì.

    Điều đáng quan tâm là nhà sản xuất có sản xuất đơn hàng đúng theo điều kiện của mình hay không. Hơn nữa, dù có sản xuất được, thì kỹ thuật về giao thông của TQ vẫn chỉ đang ở mức độ trung bình.

    Mặt khác, qua thực tế nhà thầu TQ gây khó khăn cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông về tiến độ cũng như chất lượng công trình. Đã có tiền lệ xấu thì chúng ta nên có các nhà chuyên môn, kỹ thuật để kiểm tra tàu được mua về, có đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật hay không.

    Điều người dân quan tâm nhất vẫn là chất lượng tàu, khi đưa vào sử dụng sẽ ra sao.

    Bản thân tôi, tôi không lo ngại về kỹ thuật TQ, nhưng tất nhiên khi đứng ở góc độ người dân thì tôi cũng nghĩ không nên mua tàu TQ, nếu có cơ hội.

    PV:- Điều đáng nói, hiện nay dự án này đã đội vốn lên hơn 250 triệu USD và đang phải đợi Ngân hàng TQ phê duyệt để được vay thêm,việc chi thêm hơn 60 triệu USD nữa để mua tàu tại thời điểm này có hợp lý hay không, thưa ông? Vì sao ạ?

    TS Nguyễn Xuân Thủy: - Việc chi ra hơn 60 triệu USD để mua 13 đoàn tàu là việc cần làm, vì khi hoàn thành 1 công trình thì phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng và phương tiện.

    Bởi vì, Hiệp định và hợp đồng đã ký, đã giao cho Tổng thầu và đây là việc của Bộ GTVT phải có trách nhiệm. Theo tôi, chỉ cần thẩn trọng khi đặt và chọn tàu để đảm bảo về điều kiện kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn và hiệu quả, chất lượng khi hoạt động ở trên cao, vì tàu trên cao đòi hỏi điều kiện kỹ thuật tốt, phải đảm bảo thì mới điều khiển an toàn được.

    Mua 13 doan tau Trung Quoc Khong the khong chon Trung Quoc
    Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông.​

    Mặt khác, một việc quan trọng nữa theo tôi nên làm đó chính là, phải gửi công nhân đi đào tạo tại các nước phát triển, kể cả công nhân bảo dưỡng, sửa chữa, như vậy mới có thể phát triển đồng bộ, đảm bảo khi khánh thành sẽ vận hành an toàn.

    Trong quá trình làm phải giám sát xem họ dùng vật tư, kỹ thuật gì để uốn nắn, chứ không nên để xảy ra sự cố như hiện nay, nghĩa là quá trình giám sát hợp đồng của Ban quản lý dự án.

    Khâu quản lý hợp đồng chưa hiệu quả

    PV: - Hiện nay, tuyến đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông vẫn đang chậm tiến độ, thậm chí chưa biết khi nào sẽ hoàn thành, giờ lại ký mua thêm 13 đoàn tàu liệu có vội vã quá không? Bởi vì từ thời điểm thỏa thuận vay là VN đã phải trả nợ đúng không, thưa ông?

    TS Nguyễn Xuân Thủy: - Việc đặt hàng theo tôi thì cứ đặt như vậy, chứ thời gian nhận và đưa vào vận hành thì còn rất lâu.

    Bởi vì, ít nhất cũng phải 1 - 2 năm nữa, theo tôi, cái này sẽ làm trước thời gian khánh thành, khi làm các trụ, các dầm đã xong, trên đó họ làm các nhà ga, các trạm biến thế, đường dây cấp điện, các thiết bị thông tin, nguyên lý của nó là tự động hóa, những công tác này vô cùng mất thời gian, dự kiến đến 2016 - 2017 mới xong.

    Hơn thế, đặt tàu theo kích thước, theo trang trí nội và ngoại thất của VN thì cũng phải 1 - 2 năm mới có thể xong.

    Chuyện bao giờ công trình sẽ hoàn thiện không thể nói là chưa có thời gian chính xác bởi vì trong hợp đồng phải nêu rõ vấn đề này. Vấn đề là là do chúng ta đã có quá nhiều sai sót khi chọn nhà đầu tư, đối tác kém cả chuyên môn, cũng như thái độ tinh thần trách nhiệm với hợp đồng đã ký, làm việc thiếu trách nhiệm.

    Còn về phía VN thì khâu quản lý hợp đồng không hiệu quả, khi Tổng thầu phạm lỗi thì chỉ kiểm điểm, mà chưa có cách xử lý thẳng thắn, đem lại hiệu quả tốt hơn.

    PV: - Thay vì lựa chọn mua các đoàn tàu của Trung Quốc, Ban quản lý đường sắt VN có thể lựa chọn mua tàu của nước khác hay không? Nếu có thể thì chúng ta nên mua của những nước nào, thưa ông?

    TS Nguyễn Xuân Thủy: - Theo các hợp đồng xây dựng, chắc chắn chúng ta sẽ phải thỏa thuận mua tàu của TQ, chứ chúng ta không thể lấy ODA của TQ mà đi mua tàu được của nước khác.

    Cũng như là dùng ODA của Nhật thì cũng phải để Nhật làm tổng thầu, dự án cầu Nhật Tân cũng vậy. Đó chính là cái khó của VN.

    Còn nếu được lựa chọn, thì nên mua ở các nước nhiều kinh nghiệm, có trình độ cao hơn ví dụ như Nga, Nhật Bản hay là Tiệp Khắc, những nước xuất khẩu tàu điện đi khắp TG. Nhưng theo hiệp định của mình với TQ thì mình phải mua tàu của TQ thì cũng không đáng ngại lắm.

    Việc sản xuất tàu cao tốc đối với TQ hoàn toàn mới, còn các nước có công nghiệp lâu đời thì họ đã làm được từ lâu.

    - Xin cảm ơn TS đã chia sẻ với Đất Việt!

    Nguồn" Báo Đất Việt
    2banh
    2banh.vn