1. Biker cấp 4

    Kỹ thuật vào cua cho các tay lái mê tốc độ

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 17 Tháng mười hai 2014.

    Các tay đua khi bức phá ở dãi tốc độ cao muốn vào cua thì sẽ như thế nào? Họ sẽ đánh lái, ôm xe hay nhoài người để có thể cắt cua ngọt ngào? Và 1 ngày đẹp trời, bạn đang di chuyển trên phố bỗng dưng nổi hứng muốn "úp vỉa" như các anh MotoGP thì phải làm như thế nào?
    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do
    Các tay đua vào cua.
    Kỹ thuật vào cua tốt giúp xe có thể cắt cua ngọt ngào, tạo cho người xem cảm giác thích thú và đặc biệt tư thế vào cua chuẩn sẽ giúp bạn an toàn, đi cua 1 các hoàn hảo mà không lo sợ về tốc độ. Tuy nhiên, xe nhỏ sẽ không như xe lớn và đường thành phố sẽ không như đường đua, nhưng nếu thực hiện đúng thì cũng sẽ không tệ đâu nhé!
    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 2
    1 chiếc Diavel đang chuẩn bị vào cua.
    Những điều cơ bản bạn cần nắm khi thực hiện 1 cú ôm cua phong cách các tay đua MotoGP:
    - Position (Vị trí): Trước khi vô cua bạn nên đặt mình ở một vị trí tối ưu để có thể quan sát khúc cua được bao quát nhất.
    - Speed (Vật tốc): Điều chỉnh vận tốc vô cua mà bạn thấy an toàn đối với mình.
    - Gear (Trả số): Trả số phù hợp cho việc tăng tốc (Số thấp sẽ tạo ma sát giữa lốp và đườn tốt hơn)
    - Accelerate (Tăng tốc): Đây là giai đoạn bắt đầu tăng tốc.
    * Chú ý:
    - Không ngắt ga giữa cua.
    - Nhìn về hướng muốn đi (Rất nhiều bạn hay nhìn đầu mũi xe, làm giảm khả năng quan sát đường và khả năng cảm nhận thăng bằng).
    * Trước khi thực hiện những điều cơ bản này, chúng ta nên tìm hiểu 1 chút về mối liên hệ giữa góc nghiêng, tốc độ và bán kính ôm cua: ∅ = arctan (V^2/gr). Trong đó ∅ là góc nghiên xe so với trục thẳng đứng (radian), V là vận tốc (m/s), g là gia tốc trọng trường = 9.81m/s2, r là bán kính ôm cua (m).
    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 3
    Sơ đồ.
    Các bước thực hiện:
    - Trước khi ôm cua thì ta phải mở cua (đã nói ở trên - phần speed), dồn số - về số thấp (lúc này máy gằn, ma sát giữa lốp và đường nhiều hơn là đi số cao).
    - Hạ chếch mông về hướng cần cua để đối phó với lực li tâm (Ví dụ: Ôm cua phải thì ta phải xô háng về góc phải của bình xăng. Kiểu hạ gối sát xuống đường đua hoàn tòan không được khuyến khích vì "dân thường" thiếu đồ bảo về đầu gối, và đường ngòai không mịn mặt như trong trường đua đâu.
    - Không đánh tay lái để vào cua mà là hạ cả xe nghiêng xuống để đổ cua, giữ ga đều cho đến khi vào giữa cua thì tiếp tục xiết thêm ga tăng tốc để ra khỏi cua (Tuyệt đối không cắt côn làm xe trôi).
    - Ra khỏi cua rồi thì lại lấy lại vị trí ngồi ngay ngắn như ban đầu.
    * Chú ý: Nếu khi đang ôm cua mà xe bị văng đít thì tuyệt đối không nên phanh mà phải hơi hất xe lên, tiếp tục dồn số tiếp và hạ tiếp để bo cua (Văng ở đây là văng mạnh và có khả năng bị ngã, còn văng đều nhẹ - lốp "xệch xệch" trái chiều với hướng cua - thì đó chính là... "đặc sản" của vào cua tốc độ cao đấy. Kinh nhưng mà thích lắm!
    - Trong trường hợp "vỉa chửa" nhiều (mất hướng) hoặc vì lí do nào đó buộc phải phanh thì nhất thiết phải lật xe thẳng lên sau đó mới phanh nếu không muốn mài nguyên sườn xuống đường.
    - Xe đạt tốc độ khoảng 50km/h trở lên thì "ngọt cua" hơn (Đi chậm hơn thì gọi là "rẽ", là "quẹo" chứ đừng gọi là "ôm cua" nhé).​
    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 4
    Tay đua Lorenzo đang thị phạm vào cua.

    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 5
    Bảng đo những góc vào cua phù hợp từng loại xe.

    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 6
    Những tay đua MotoGP khi vào cua ở góc nghiên 64 độ.

    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 7
    Tuy nhiên không cần quá lố thế này.

    Ky thuat vao cua cho cac tay lai me toc do - 8
    Chỉ tầm này là đủ rồi nha.


    Với những điều cơ bản và kỹ thuật như trên, chúc các bạn có thể cắt cua ngọt ngào và tự tin với những cung đường đẹp.
    Ảnh: sưu tầm.

    2banh
    2banh.vn
    Last edited: 17 Tháng mười hai 2014