1. Biker tích cực

    Kỷ thuật Phanh/Thắng - Giúp bạn an toàn khi tham gia giao thông

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 23 Tháng chín 2015.

    Nếu có 1 chiếc xe bất ngờ rẽ trái vào đường chạy của bạn, liệu bạn có thể dừng lại kịp lúc?!
    Nếu bạn là một tay lái với kỹ năng bình thường, câu trả lời gần như là "Không"!
    Do đó bạn cần kỷ thuật phanh/ thắng đúng và phải luyện tập, dù có ABS hay không ABS.

    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong
    Phanh/Thắng là phải đúng kỷ thuật, nếu không đúng kỷ thuật mà chỉ làm theo phản ứng tự nhiên của con người sẽ khiến bạn bị tai nạn.

    Khi đối mặt với một mối đe dọa trước mắt, mỗi chúng ta thường có xu hướng đơ cứng người lại, trong khi trong đầu thì cố gắng nắm bắt lại đang có chuyện gì đang xảy ra. Sau 1 tích tắc điếng hồn, chúng ta nhận ra là phải dừng chiếc xe mình lại, bằng mọi cách. Khốn một nỗi, bản năng sinh tồn thì không phải lúc nào cũng sáng suốt, vậy nên chúng ta có xu hướng sẽ bóp chặt thắng tay và dậm cứng thắng chân để dừng xe lại.

    Kết quả của việc siết hệ thống phanh thắng bất ngờ và có phần hoảng loạn như vậy, thông thường là một đống ngổn ngang của động cơ và đồ nhựa tan nát...

    Thực tế, điều mà chúng ta cần làm là hãm phanh càng sớm càng tốt, nhưng quan trọng không kém là phải áp dụng "lực phanh tăng dần". Nếu không làm được như vậy, khả năng chúng ta sẽ trượt bánh và xòe là gần như chắc chắn. Khi làm được, tổng trọng lượng của cả xe và người lái sẽ chuyển lên phía trước trước nhờ hiệu ứng phanh, sức nặng đó sẽ ép chặt bánh trước xuống mặt đường, tăng khả năng bám đường và lực thắng tối đa có thể trên bánh trước. Nếu không có quá trình chuyển sức ép này, bánh trước sẽ rất dễ trượt. Việc siết hệ thống phanh chứ không chụp cứng lấy nó, sẽ tạo ra 1 chút thời gian để chuyển tải lực ép lên bánh trước, giúp bánh trước bám chặt lấy mặt đường

    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong - 2
    Khi chạy trên xe máy, môtô đòi hỏi phải hiểu rõ lực bám đường của vỏ xe, nếu vỏ quá nhỏ hay bị mòn quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

    Nắm bắt việc kiểm soát khả năng bám đường là một chuyện quan trọng, nhưng làm được nó lại là 1 chuyện hoàn toàn khác. Hầu hết các tay lái đều nghĩ rằng (hoặc là hy vọng) họ sẽ làm được khi có chuyện bất ngờ xảy ra. Nhưng trừ khi họ có luyện tập trước, còn không thì hầu như đều xòe cả. Ngay cả VR|46 cũng phải tập luyện chứ không ai có sẵn "năng lực trời cho" đâu

    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong - 3
    Phanh/ Thắng cũng phải luyện tập và ngay cả việc "xòe" cũng phải được luyện tập.

    Thực hành kỹ thuật phanh khẩn cấp có 3 mục đích:
    • Trải nghiệm cảm giác phanh/hãm cực hạn là như thế nào
    • Học cách sử dụng tối đa khả năng phanh/hãm mà không mất độ bám đường
    • Thấm nhuần kỹ thuật này trong trí nhớ cũng như trong từng thớ thịt, biến nó thành phản xạ có điều kiện, thành kỹ năng của riêng mình, nó sẽ giúp bạn vượt qua những tình huống ngặt nghèo nhất.
      Nói ngắn gọn, các bạn phải tập luyện để không bị hại bởi chính bản năng tự nhiên của mình

    Xe của bạn có trang bị ABS (Hệ thống chống bó cứng phanh)?!
    Không có nghĩa là bạn không cần tập luyện kỹ thuật phanh khẩn cấp!


    Nhiều tay lái nhận ra bánh sau rất dễ trượt, vậy nên đa số chọn cách tránh phanh hãm bằng thắng sau. Thế nhưng thắng sau tạo ra lực phanh rất hữu ích, đồng thời cũng cũng giúp ổn định và cân bằng khung xe. Mẹo để giảm trượt bánh sau là: chuyển dần lực ép lên bánh trước trong quá trình phanh hãm (kỹ thuật đã nhắc ở trên)

    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong - 4
    Phanh/ Thắng ABS sẽ giúp bạn "1 tay" nhưng không vì thế mà bạn "mặc" cho nó làm việc mà không hiểu rõ kỷ thuật phanh/ thắng, nó sẽ khiến bạn bạn tai nạn bất cứ lúc nào.

    Vậy với 1 chiếc xe được trang bị ABS thì sao?

    Nếu bạn tự tin với một chiếc xe được trang bị ABS mà bỏ qua việc tập luyện nhuần nhuyễn kỹ năng này, hãy cẩn thận!!!
    Đúng là ABS giúp bạn giữ được kiểm soát, và triệt tiêu hầu hết mọi nguy cơ trượt bánh. Nhưng "hầu hết" không phải là "hoàn toàn", đó là chưa tính làm sao ABS có thể giúp bạn dừng xe khi tình huống xảy ra quá đột ngột và toàn thân bạn thì căng cứng đến không thể siết nổi tay phanh?!
    Thực tế cho thấy rất nhiều người dù sở hữu 1 chiếc xe có hệ thống ABS đắt tiền vẫn mắc tai nạn giao thông như thường.

    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong - 5
    Trong điều kiện giao thông bình thường, hầu như chúng ta ít gặp tình huống cần "phanh khẩn cấp", bởi vậy không phải ai cũng có thể quen với kỹ thuật này. Việc tập trước thường xuyên sẽ giúp các bạn nắm vững kỹ thuật này, đồng thời hiểu rõ hơn chiếc xe của mình, cũng như khả năng phanh cực hạn của nó.

    Chúc các bạn vững vàng và an toàn trên chiếc xe của mình.
    Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong - 6

    Nguồn: Yamaha Town Minh Ngọc Anh.
    2banh
    2banh.vn
    Hỗ trợ thích bài này.
  2. DECEMBER

    DECEMBER Biker cấp 1

    con cún đáng iu :v
  3. lkkhanhtn

    lkkhanhtn Biker cấp 2

    Dù đã đi khắp Việt Nam từ Lũng Cú, Điện Biên, Cà Mau, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ... bằng xe gắn máy. Không dám nói có kinh nghiệm nhưng cũng đã từng đi dưới mọi điều kiện thời tiết tới các thể loại địa hình và xoè cũng không phải là ít. Nhưng khi đọc bài chủ thớt viết mình không hiểu gì cả! Có câu "mắt ta nhìn sẽ là nơi ta đi đến"
    Nếu nằm trong khoảng cách an toàn thì lực phanh tăng dần, bánh xe vẫn giữ thẳng - hoàn toàn đúng. Tình huống bất ngờ, đường đất xen lẫn cát, đá, khoảng cách, tốc độ, đèo dốc, sương mù, mưa, sạt lở hay là người tham gia giao thông bất cẩn ....
    1. Xảy ra va chạm, 2. Đánh lái + thắng (phanh) sẽ bị ngã nhưng tránh được va chạm. Chủ thớt có cao kiến sẽ xử lí -chọn- cái nào và phân tích cho mình hiểu vì sao lại chọn xử lí tình huống đó để mình sáng mắt hơn.
  4. Thức NA

    Thức NA Biker cấp 2

    tốt nhất là nên...đi chậm thôi Ky thuat PhanhThang Giup ban an toan khi tham gia giao thong