1. Biker cấp 1

    Kỹ năng lái môtô: Từ đường đua ra đường thường

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 25 Tháng chín 2013.

    Dù có kỹ năng hoàn hảo trên đường đua cũng chưa chắc chắn hoàn thiện trên đường công cộng vì nhiều tình huống bất ngờ. Cuốn sách "The Pace 2.0" hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm đi đường cho những người cầm lái môtô.

    Nick Ienatsch sinh năm 1962 từng là một tay đua, trước khi trở thành phóng viên trong nghề. Ngoài ra, ông còn là huấn luyện viên cho các tay lái trẻ. Năm 1991, ông viết The Pace, lần đầu xuất hiện trên tạp chí Motorcyclist nhận được sự quan tâm của những người yêu thích môtô. Sau hơn 20 năm, Nick cho ra đời The Pace 2.0 hoàn thiện hơn với phần nhiều tập trung vào kỹ năng phanh xe, những bài học mà ông có được từ đường đua.

    Ky nang lai moto Tu duong dua ra duong thuong
    Tiềm ẩn nhiều mỗi nguy hiểm khi lái xe trên đường công cộng.
    Lái xe trong thực tế không giống đường đua. Điểm giống nhau duy nhất là đang lái xe cùng nhiều người khác. Nếu ở đường đua, tay đua tìm cách vượt qua đối thủ ở các khúc cua vì danh tiếng, giải thưởng thì trên đường công cộng, mọi người phải tuân thủ vị trí, để tạo an toàn cho bản thân và cả bạn đồng hành. Đạt tốc độ tối đa sẽ mang tới tiền trên đường đua, nhưng sẽ mất tiền trên đường trường bởi vi phạm các quy định về an toàn giao thông.

    Lái xe trong thực tế phải bắt đầu với kỹ năng thể chất (Physical Skills). Đầu tiên là việc quét khoảng không gian phía trước bằng mắt sau đó truyền tải phán đoán tới tay, chân một cách bình tĩnh và trơn tru nhất. Để làm được điều đó, mỗi tay lái cần tập trung quan sát và luôn đưa ra câu hỏi "chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo" khi gặp bất cứ trường hợp nào trên đường.

    Có 4 vấn đề chính cần chú ý đó là tốc độ, mối nguy hiểm, sự thoải mái và công nghệ của xe. Tốc độ quá nhanh hoặc quá chậm đều không an toàn, học cách làm chủ hệ thống phanh để phản ứng với tốc độ. Những mối nguy hiểm trên đường rất nhiều, từ người khác, từ động vật, chướng ngại vật bất động... đều có thể dẫn đến tai nạn nếu không quan sát tốt. Nếu đi cùng đội, hãy chắc chắn cảm thấy thoải mái nhất với tốc độ, đoạn đường di chuyển, nếu không phải tự tách riêng, sao cho chủ động nhất.

    Vị trí giữa các bộ phận cơ thể và xe rất quan trọng khi di chuyển, đặc biệt khi qua các khúc cua. Tuy nhiên, kết hợp sai tư thế và tay ga lại là một điều ngớ ngẩn. Các tay đua có thể hạ đầu gối sát đất vì góc cua thiết kế tiêu chuẩn, không có giao thông công cộng. Nhiều tay lái môtô thực tế cũng hạ người nhưng lại "nhồi" thêm ga khi xe đang vào cua, hành động này chỉ làm xe văng ra xa khỏi quỹ đạo cua, gây nguy hiểm nếu có xe đi ngược chiều.

    Ky nang lai moto Tu duong dua ra duong thuong - 2
    Sử dụng hai ngón tay để linh hoạt khi phanh.
    Điều tiết tốc độ thông bao tay ga chưa đủ, còn phải sử dụng phanh khi vào cua, nhưng phanh như thế nào cho chính xác khi xe vào cua? Duy trì tốc độ cao tới khi chuẩn bị vào khúc cua mới phanh đột ngột, hay rà quá nhiều phanh trong khi đang vào cua (trail-brake) đều là những thói quen không tốt, dễ bị ngã nếu như độ cong của khúc cua hay độ phẳng của mặt đường không như dự đoán.

    Để phanh đúng cách khi vào cua, nên thả lỏng tay ga kết hợp phanh nhẹ trước khúc cua để giảm tới tốc độ an toàn, nghiêng người, tránh rà phanh cho tới khi xe thoát an toàn.

    Kiểm soát tay phanh, côn (ly hợp), tay ga cũng là một nghệ thuật mỗi lần lên hay về số. Luôn để một, hai ngón tay trên tay phanh, côn để kịp thời phản ứng. Khi cần về số, không ngay lập tức phanh xe, ngắt côn và dập cần số mà cần tuần tự nhả bớt tay ga để vòng tua máy phù hợp với vòng quay trục truyền động, sau đó mới cắt côn về số, đồng thời thả tay côn từ từ.

    ST: Lebronduy
    2banh
    2banh.vn