1. Biker cấp 4

    Khách du lịch là mục tiêu của đạo tặc ở mọi nơi

    Thảo luận trong 'Phượt' bắt đầu bởi , 19 Tháng một 2016.

    Thật là buồn khi phải nói lên điều ấy. Nhưng các bạn biết đó: nếu chúng ta cứ ở trong vùng an toàn thì cả đời này sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy nên cứ đi đây đi đó nhưng đừng quên những mẹo vặt sau đây để chuyến đi không bị ảnh hưởng.
    Khach du lich la muc tieu cua dao tac o moi noi
    Nhờ trông đồ ở sân bay, chào mời mua đồ trang sức giá trị, cho thuê nhà ảo trên mạng... là những trò lừa đảo phổ biến mà du khách cần cảnh giác.

    1. Lừa đảo ở sân bay: Nếu có người ở sân bay nhờ bạn trông hành lý hoặc túi xách trong vài phút, hãy cẩn thận. Sau khi họ đi khỏi, cảnh sát có thể ập đến và nói rằng đây là hành lý bị đánh cắp, thậm chí có hàng cấm. Khi đó bạn sẽ gặp rắc rối lớn.

    2. Người khác đưa đồ: Nếu một người lạ cố đưa bạn một vật gì đó, bạn không nên cầm. Một du khách kể lại rằng, khi ở Paris (Pháp), một người bất ngờ nắm lấy cổ tay cô và đeo vào một chiếc vòng tình bạn. Rồi người đó bắt đầu đòi tiền. Sự việc tương tự xảy ra ở Venice (Italy). Một số người tiếp cận khách du lịch và đưa hoa cho họ rồi vòi tiền. Đây không hẳn là lừa đảo, nhưng cũng là một sự cố gây khó chịu cho du khách.

    Khach du lich la muc tieu cua dao tac o moi noi - 2
    Đeo "vòng tình bạn" là mánh khóe lừa đảo phổ biến ở châu Âu. Ảnh: NBC.

    3. Lừa đảo trên taxi: Chuyện lái xe taxi đưa khách đi vòng vèo không hiếm. Một bí quyết dành cho du khách là hãy tỏ ra bạn biết mình đang đi đâu, ngay cả khi bạn không biết. Nếu có bộ dạng như đang lạc đường, hoặc cắm cúi xem bản đồ, bạn sẽ rất dễ bị lừa.

    4. Lừa đảo bán đồ trang sức: Khi đi du lịch, hãy cẩn thận khi mua những món đồ lưu niệm, đặc biệt là đồ trang sức hoặc những món đồ có giá trị mà bạn không thể kiểm chứng. Ở Ấn Độ và Thái Lan, những người bán đồ trang sức thường tiếp cận du khách và chào mời mua hàng. Nhưng khi về đến nhà, bạn mới tá hỏa khi nhận ra đó không phải đá quý mà chỉ là những mẩu thủy tinh bình thường.

    5. Đổi ngoại tệ: Một số người thường tiếp cận du khách để chào mời đổi tiền mặt. Nếu không nắm chắc về tỷ giá, bạn sẽ rất dễ bị hớ.

    6. Quảng cáo đồ ăn: Nếu thấy những tờ thực đơn quảng cáo đồ ăn rao tận nhà dán bên ngoài cửa phòng khách sạn, bạn đừng nên tin vội. Một trường hợp xảy ra ở Florida (Mỹ), một du khách gọi đồ ăn từ tờ quảng cáo và được yêu cầu cung cấp số thẻ tín dụng. Cửa hàng nói sẽ giao trong vòng 30 phút, nhưng đồ ăn không bao giờ được mang đến, còn thẻ tín dụng bị đánh cắp.

    7. Thuê nhà: Khi bạn dự định thuê nhà qua mạng, hãy chắc chắn rằng ngôi nhà đó thực sự tồn tại, vì đây có thể là một quảng cáo lừa đảo.

    8. Lừa đảo ở bãi đỗ xe: Nếu có người tỏ ra quá tốt bụng và muốn giúp bạn, đặc biệt khi bạn đang ở một bãi đỗ xe tại Florida (Mỹ), hãy cẩn thận. Khi bạn đỗ xe để vào một cửa hiệu gần đó, xe sẽ bị chọc thủng lốp hoặc lấy đi bugi. Họ sẽ tiếp cận và đề nghị giúp đỡ bạn, sau đó đòi một khoản tiền thù lao.

    Khach du lich la muc tieu cua dao tac o moi noi - 3
    Khách du lịch là mục tiêu của đạo tặc ở mọi nơi. Ảnh: divoyager.

    9. Móc túi:
    Hãy luôn cẩn thận khi xuất hiện ở các khu du lịch. Bọn lừa đảo có thể làm bạn bị phân tán tư tưởng, khi vờ va vào bạn rồi đánh rơi đồ. Khi bạn đang không chú ý, đồng bọn của chúng nhanh tay nẫng ví tiền. Bởi vậy, nếu bạn là nam, hãy để ví tiền trong túi ngực, hoặc mặc quần bó để dễ cảm giác khi người chạm vào. Phụ nữ nên chia đồ ra các túi khác nhau, không để tất cả cùng một chỗ.

    10. Khi bị cướp: Bạn có thể làm ví giả, bỏ vào đó ít tiền lẻ và thẻ mở cửa phòng khách sạn. Thẻ này trông giống thẻ tín dụng nên sẽ không làm bọn trộm cướp nghi ngờ. Khi bị không chế, hãy đưa cho chúng chiếc ví giả này.
    Thúy Nguyễn
    Theo Washington Post
    2banh
    2banh.vn